Vận dụng bài học kinh nghiệm chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vào giai đoạn cách mạng hiện nay
Vận dụng bài học kinh nghiệm chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 vào giai đoạn cách mạng hiện nay
năm 1945 vào giai đoạn cách mạng hiện nay
Nguyễn Thị Hân
Trường Chính trị TP. Cần Thơ
Trường Chính trị TP. Cần Thơ
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là một mốc son chói lọi, dấu ấn bằng vàng trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đó là kết tinh của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, là sự đoàn kết trên dưới một lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Thắng lợi đó đã lật đổ xiềng xích hơn 80 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến chuyên chế đã tồn tại hàng ngàn năm; đưa nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, Nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Thắng lợi này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó vấn đề thời cơ cách mạng là một trong những nội dung có ý nghĩa sâu sắc và vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ta hiện nay.
Thời cơ là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của cách mạng. Thực tế lịch sử trên thế giới từ xưa đến nay đều cho thấy rằng, cách mạng muốn thắng lợi phải có thời cơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí/Gặp thời, một tốt cũng thành công” [5, tr.324]. Đây chính là sự đúc kết ngắn gọn, khái quát quan điểm của Người khi đánh giá về vai trò của thời cơ trong hoạt động cách mạng. Phát hiện và nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh vật chất, cách mạng có thể diễn ra nhanh gọn nhất, ít tổn thất nhất, nhưng hiệu quả sẽ cao nhất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, để được xem là thời cơ cách mạng thì cần phải có các điều kiện cơ bản sau: Một là, tầng lớp thống trị xã hội đã trở nên khủng hoảng và suy yếu; hai là, mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt, các giai cấp và tầng lớp bị trị rơi vào tình trạng cơ cực, bần cùng không thể chịu đựng được nữa và sẵn sàng đứng lên đấu tranh; ba là, các tầng lớp và bộ phận trung gian đã ngã về phía cách mạng, làm cho tương quan lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng; bốn là, Đảng lãnh đạo đã đủ sức mạnh, sẵn sàng lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng Nhân dân. Đó là những điều kiện chủ yếu cho thấy thời cơ của một cuộc cách mạng đã chín muồi, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, thời cơ chín muồi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời điểm khi mà ở trong nước tình thế cách mạng đang sục sôi, cao trào kháng Nhật cứu nước của Nhân dân ta đã phát triển lên đến đỉnh cao; Chính phủ Trần Trọng Kim suy yếu; quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, mất tinh thần chiến đấu, hoang mang dao động đến cực độ “Như rắn mất đầu”; quân Đồng minh chưa kịp tràn vào nước ta. Trong khi đó, sau 15 năm ra đời, tôi luyện, Đảng Cộng sản Đông Dương đã trưởng thành, xây dựng được một lực lượng vững mạnh và đã sẵn sàng lãnh đạo Nhân dân giành lấy chính quyền. Đây chính là thời cơ ngàn năm có một để tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân.
Thời cơ cách mạng “Ngàn năm có một” này chỉ diễn ra và tồn tại trong khoảng thời gian 20 ngày, từ sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta để giải giáp quân Nhật. Ngoài thời gian đó, cách mạng sẽ không thể nổ ra và giành được thắng lợi như mong muốn. Bởi vì nếu khởi nghĩa diễn ra trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì mặc dù đã suy yếu, nhưng chúng vẫn còn lực lượng để chống lại. Ngược lại, nếu khởi nghĩa diễn ra sau khi quân Anh, Pháp, Tưởng, Mỹ đã nhảy vào nước ta thì với bản chất xâm lược, chúng sẽ tìm cách ngăn cản để cách mạng không thể diễn ra và giành thắng lợi. Đến lúc đó, thời cơ giành chính quyền sẽ qua đi và cách mạng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, mất mát.
Chính vì vậy, ngày 14/8/1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp và quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Hồ Chí Minh chỉ thị: Thời cơ cách mạng đã đến, “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do, độc lập” [3, tr.196]. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Người, cả dân tộc ta đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945, Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng diễn ra và giành thắng lợi trên phạm vi cả nước, chính quyền về tay Nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Như vậy, lịch sử đã chứng minh rằng, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám không thể có thời điểm nào khác ngoài thời điểm mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. Hơn nữa, do chọn đúng thời cơ nên cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra một cách nhanh, gọn, ít đổ máu và thành công triệt để. Thắng lợi này đã chứng tỏ Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, có khả năng phân tích tình hình, xác định đúng thời cơ nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, chủ động, kịp thời lãnh đạo Nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Việc nhận thức và chớp lấy thời cơ một cách kịp thời, quyết đoán là một trong những yếu tố quyết định để cách mạng tháng Tám thành công. Đồng chí Trường Chinh đã từng đánh giá: “Mau lẹ, kịp thời nổ ra đúng lúc phải nổ-đó là một trong những ưu điểm nổi bật của cách mạng tháng Tám” [1, tr.370].
Gần 80 năm đã trôi qua, nhưng bài học về nhận định thời cơ và chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị. Bài học đó sẽ còn tiếp tục phát huy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trước xu thế toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “Đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết, từ tình hình quốc tế, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường đến các thách thức mang tính toàn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và cả những thành tựu ngoạn mục của tiến bộ khoa học và công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế-xã hội của đất nước ta cũng như toàn thế giới” [2, tr.8], do đó vấn đề đặt ra là phải nhận biết được thời cơ và kịp thời chớp lấy thời cơ để phát triển đất nước. Đó là điều hoàn toàn không dễ, nó đòi hỏi sự sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, và bản lĩnh chính trị, quyết tâm cao cũng như sự đồng lòng nhất trí của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện nay đất nước ta đang đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi: Chúng ta đang sống trong một thế giới hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập; sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại đã tạo ra những kỹ thuật ngày càng tiên tiến; nền kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hoá đang tạo điều kiện cho các quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, phát huy lợi thế; mặt khác Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, đầy nhiệt huyết và tiềm năng sáng tạo, cần cù chịu khó. Có nền chính trị ổn định, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố, thành công của công cuộc đổi mới giúp Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng...
Tuy nhiên, bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức to lớn: Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. An ninh thế giới bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều yếu tố: Bạo loạn, xung đột, khủng bố, chiến tranh, tội phạm, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự bùng nổ dân số, chênh lệch giàu, nghèo, nạn tham nhũng, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, nguy cơ chệch hướng chủ nghĩa xã hội, sự tăng cường chống phá của các thế lực thù địch...
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc, đầy đủ về những thuận lợi và khó khăn, thách thức, Đảng, Nhà nước ta đã chủ động xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả; tranh thủ tốt các cơ hội và ứng phó phù hợp trước các nguy cơ, thách thức, để nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa về nhiều mặt: Giữ vững thành quả của cách mạng; khắc phục khủng hoảng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; chính trị xã hội ổn định; an ninh, quốc phòng vững chắc; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được cũng cố, tăng cường; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Từ một nước từng bị thực dân, đế quốc xâm lược, áp bức bóc lột, “Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với 25 nước, trong đó bao gồm cả 5 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò Uỷ viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ ngày 01/01/2020. Việc đảm nhận hai trọng trách ở tổ chức quốc tế và khu vực đã thể hiện vị thế, uy tín, năng lực của Việt Nam trong đối ngoại đa phương” [4, tr.109]; bên cạnh đó, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 230 tổ chức quốc tế, quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước... Nhìn chung, thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh, chúng ta đang trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh trong khu vực và trên thế giới.
Có thể nói, để đạt được những thành tựu to lớn trên, trong mỗi giai đoạn của quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta đều đã biết chắt lọc, học hỏi và vận dụng những bài học kinh nghiệm quý giá mà cha ông đã đúc kết qua các thời kỳ cách mạng. Trong đó nhận biết và nắm bắt thời cơ của cách mạng tháng Tám là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu, nổi bật và vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, mỗi thành tựu của đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay đều có sự kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc kết qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có bài học về nắm bắt và chớp thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong thời gian tới, để có thể tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đòi hỏi chúng ta phải luôn phát huy tinh thần bất diệt của cách mạng tháng Tám, nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ; luôn biết quan sát, nắm bắt tình hình; biết phân tích, dự đoán, chớp thời cơ và tận dụng thời cơ một cách hiệu quả để mang lại lợi ích to lớn cho đất nước cũng như cho tập thể và cá nhân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Tài liệu tham khảo:
1.Trường Chinh (1975): Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Võ Nguyên Giáp (1994): Những chặng đường lịch sử. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021): Giáo trình trung cấp lý luận chính trị: Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thời cơ là yếu tố có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của cách mạng. Thực tế lịch sử trên thế giới từ xưa đến nay đều cho thấy rằng, cách mạng muốn thắng lợi phải có thời cơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí/Gặp thời, một tốt cũng thành công” [5, tr.324]. Đây chính là sự đúc kết ngắn gọn, khái quát quan điểm của Người khi đánh giá về vai trò của thời cơ trong hoạt động cách mạng. Phát hiện và nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh vật chất, cách mạng có thể diễn ra nhanh gọn nhất, ít tổn thất nhất, nhưng hiệu quả sẽ cao nhất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, để được xem là thời cơ cách mạng thì cần phải có các điều kiện cơ bản sau: Một là, tầng lớp thống trị xã hội đã trở nên khủng hoảng và suy yếu; hai là, mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt, các giai cấp và tầng lớp bị trị rơi vào tình trạng cơ cực, bần cùng không thể chịu đựng được nữa và sẵn sàng đứng lên đấu tranh; ba là, các tầng lớp và bộ phận trung gian đã ngã về phía cách mạng, làm cho tương quan lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng; bốn là, Đảng lãnh đạo đã đủ sức mạnh, sẵn sàng lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng Nhân dân. Đó là những điều kiện chủ yếu cho thấy thời cơ của một cuộc cách mạng đã chín muồi, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, thời cơ chín muồi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời điểm khi mà ở trong nước tình thế cách mạng đang sục sôi, cao trào kháng Nhật cứu nước của Nhân dân ta đã phát triển lên đến đỉnh cao; Chính phủ Trần Trọng Kim suy yếu; quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, mất tinh thần chiến đấu, hoang mang dao động đến cực độ “Như rắn mất đầu”; quân Đồng minh chưa kịp tràn vào nước ta. Trong khi đó, sau 15 năm ra đời, tôi luyện, Đảng Cộng sản Đông Dương đã trưởng thành, xây dựng được một lực lượng vững mạnh và đã sẵn sàng lãnh đạo Nhân dân giành lấy chính quyền. Đây chính là thời cơ ngàn năm có một để tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân.
Thời cơ cách mạng “Ngàn năm có một” này chỉ diễn ra và tồn tại trong khoảng thời gian 20 ngày, từ sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta để giải giáp quân Nhật. Ngoài thời gian đó, cách mạng sẽ không thể nổ ra và giành được thắng lợi như mong muốn. Bởi vì nếu khởi nghĩa diễn ra trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì mặc dù đã suy yếu, nhưng chúng vẫn còn lực lượng để chống lại. Ngược lại, nếu khởi nghĩa diễn ra sau khi quân Anh, Pháp, Tưởng, Mỹ đã nhảy vào nước ta thì với bản chất xâm lược, chúng sẽ tìm cách ngăn cản để cách mạng không thể diễn ra và giành thắng lợi. Đến lúc đó, thời cơ giành chính quyền sẽ qua đi và cách mạng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, mất mát.
Chính vì vậy, ngày 14/8/1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp và quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Hồ Chí Minh chỉ thị: Thời cơ cách mạng đã đến, “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do, độc lập” [3, tr.196]. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Người, cả dân tộc ta đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945, Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng diễn ra và giành thắng lợi trên phạm vi cả nước, chính quyền về tay Nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Như vậy, lịch sử đã chứng minh rằng, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám không thể có thời điểm nào khác ngoài thời điểm mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. Hơn nữa, do chọn đúng thời cơ nên cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra một cách nhanh, gọn, ít đổ máu và thành công triệt để. Thắng lợi này đã chứng tỏ Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, có khả năng phân tích tình hình, xác định đúng thời cơ nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, chủ động, kịp thời lãnh đạo Nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Việc nhận thức và chớp lấy thời cơ một cách kịp thời, quyết đoán là một trong những yếu tố quyết định để cách mạng tháng Tám thành công. Đồng chí Trường Chinh đã từng đánh giá: “Mau lẹ, kịp thời nổ ra đúng lúc phải nổ-đó là một trong những ưu điểm nổi bật của cách mạng tháng Tám” [1, tr.370].
Gần 80 năm đã trôi qua, nhưng bài học về nhận định thời cơ và chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị. Bài học đó sẽ còn tiếp tục phát huy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trước xu thế toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “Đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết, từ tình hình quốc tế, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường đến các thách thức mang tính toàn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và cả những thành tựu ngoạn mục của tiến bộ khoa học và công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế-xã hội của đất nước ta cũng như toàn thế giới” [2, tr.8], do đó vấn đề đặt ra là phải nhận biết được thời cơ và kịp thời chớp lấy thời cơ để phát triển đất nước. Đó là điều hoàn toàn không dễ, nó đòi hỏi sự sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, và bản lĩnh chính trị, quyết tâm cao cũng như sự đồng lòng nhất trí của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện nay đất nước ta đang đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi: Chúng ta đang sống trong một thế giới hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập; sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại đã tạo ra những kỹ thuật ngày càng tiên tiến; nền kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hoá đang tạo điều kiện cho các quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, phát huy lợi thế; mặt khác Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, đầy nhiệt huyết và tiềm năng sáng tạo, cần cù chịu khó. Có nền chính trị ổn định, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố, thành công của công cuộc đổi mới giúp Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng...
Tuy nhiên, bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức to lớn: Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. An ninh thế giới bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều yếu tố: Bạo loạn, xung đột, khủng bố, chiến tranh, tội phạm, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự bùng nổ dân số, chênh lệch giàu, nghèo, nạn tham nhũng, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, nguy cơ chệch hướng chủ nghĩa xã hội, sự tăng cường chống phá của các thế lực thù địch...
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc, đầy đủ về những thuận lợi và khó khăn, thách thức, Đảng, Nhà nước ta đã chủ động xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả; tranh thủ tốt các cơ hội và ứng phó phù hợp trước các nguy cơ, thách thức, để nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa về nhiều mặt: Giữ vững thành quả của cách mạng; khắc phục khủng hoảng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; chính trị xã hội ổn định; an ninh, quốc phòng vững chắc; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được cũng cố, tăng cường; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Từ một nước từng bị thực dân, đế quốc xâm lược, áp bức bóc lột, “Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với 25 nước, trong đó bao gồm cả 5 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò Uỷ viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ ngày 01/01/2020. Việc đảm nhận hai trọng trách ở tổ chức quốc tế và khu vực đã thể hiện vị thế, uy tín, năng lực của Việt Nam trong đối ngoại đa phương” [4, tr.109]; bên cạnh đó, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 230 tổ chức quốc tế, quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước... Nhìn chung, thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh, chúng ta đang trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh trong khu vực và trên thế giới.
Có thể nói, để đạt được những thành tựu to lớn trên, trong mỗi giai đoạn của quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta đều đã biết chắt lọc, học hỏi và vận dụng những bài học kinh nghiệm quý giá mà cha ông đã đúc kết qua các thời kỳ cách mạng. Trong đó nhận biết và nắm bắt thời cơ của cách mạng tháng Tám là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu, nổi bật và vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, mỗi thành tựu của đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay đều có sự kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc kết qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có bài học về nắm bắt và chớp thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong thời gian tới, để có thể tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đòi hỏi chúng ta phải luôn phát huy tinh thần bất diệt của cách mạng tháng Tám, nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ; luôn biết quan sát, nắm bắt tình hình; biết phân tích, dự đoán, chớp thời cơ và tận dụng thời cơ một cách hiệu quả để mang lại lợi ích to lớn cho đất nước cũng như cho tập thể và cá nhân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Tài liệu tham khảo:
1.Trường Chinh (1975): Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Võ Nguyên Giáp (1994): Những chặng đường lịch sử. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021): Giáo trình trung cấp lý luận chính trị: Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trong cùng danh mục
- Kết quả nội bật trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng thành phố Cần Thơ
- Đảng ủy Khối cơ quan Dân Chính Đảng thành phố coi trọng chất lượng công tác phát triển đảng viên mới
- Một số kết quả nổi bật trong công tác Tuyên giáo của Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng thành phố Cần Thơ năm 2024
- Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng thành phố chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội
- Đảng ủy Khối cơ quan Dân Chính Đảng thành phố có 30 tập thể, cá nhân tại các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đạt giải báo chí về xây dựng Ðảng (Giải Búa liềm vàng) thành phố Cần Thơ lần thứ III - năm 2024
- Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư năm 2024
- Mỗi người dân Việt Nam luôn trân trọng những giá trị thiêng liêng của “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
- Nâng cao văn hóa kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng thành phố Cần Thơ
- Bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, giữ vững lời thề Tuyên ngôn độc lập
- 55 năm Huy hiệu Đảng (1969 - 2024)